Các khái niệm
ETF – Exchange Traded Fund
ETF là một quỹ đầu tư mô phỏng theo một chỉ số cụ thể nào đó. Có thể là chỉ số index, vàng, bán khống vàng, dầu hoặc có thể mô phỏng chỉ số index của một sector.
Ví dụ: GLD là ETF của vàng, GLL là ETF có chỉ số đi ngược với GLD, USO là ETF của dầu, DIA là ETF của Dowjones, SPY là ETF của S&P 500, …
CFD – Contract For Difference
Giao dịch trên ctiy index thực chất là giao dịch CFD chứ không phải là cổ phiếu thực sự. CFD là hợp mua bán sự chêch lệch. Ở đây là hợp đồng mua bán sự chêch lệch theo giá cổ phiếu. CFD sẽ đại diện cho giá trị của cổ phiếu. Nó hoạt động cũng tương tự như cổ phiếu, ngoài ra nó còn cho phép sử dụng đòn bẩy.
Các thông số
Trên đây là tất cả những thông số cần phải hiểu rõ trước khi giao dịch để tránh các sai lầm không đáng có.
Currency: số tiền bạn đang hiển thị ở USD hay SGD.
Net Equity: tổng tài sản gồm cả Cash và P/L, tiền mặt và lời lỗ hiện tại đang có.
Net Equity = Cash + P/L = Total Margin + Trading Resource
Cash: Số tiền mặt bạn đang nắm giữ, khi nạp tiền thì tiền sẽ ở chỗ này, rút tiền cũng rút từ đây ra.
Unrealized P/L: khi bạn mua các cổ phiếu thì tổng lời lỗ sẽ được hiển thị ở đây. Lời được hiển thị là số dương, lỗ được hiển thị là âm hoặc nằm trong dấu ngoặc.
Total Margin: tổng số tiền mà bạn phải đặt cọc để có thể mua cổ phiếu. Thông thường là từ 5-20% tổng giá trị của cổ phiếu.
Trading Resource: Số tiền còn lại để có thể mua tiếp các cổ phiếu khác.
Margin Indicator: tỉ số thể hiện sự an toàn của vốn bạn đang có. Nếu chỉ số này rơi xuống dưới 100% thì bạn sẽ nhận được một email cảnh báo về tình trạng vốn bạn đang sở hữu. Nếu chỉ số này ≤ 80% thì sàn sẽ tự động bán tất cả cổ phiếu hiện tại của bạn. Vì họ sợ rằng bạn không có đủ tiền để trả cho họ.
Margin Indicator = Net Equity / Total Margin * 100%
Ta sẽ hiểu rõ hơn khi nhóm 2 cụm này lại:
Net Equity, Cash, P/L cho ta biết số tiền mặt còn lại, lời lỗ hiện tại của các cổ phiếu là bao nhiêu và tổng tài sản gồm tiền mặt và lời lỗ.
Total Margin, Trading Resource cho ta biết số tiền tối thiểu cần có để đảm bảo các cổ phiếu giữ trong tay an toàn và số tiền còn lại để có thể tiếp tục giao dịch.
Ví dụ sau đây sẽ mô tả rõ ràng chức năng của từng chỉ số một.
Commision $15
Margin Factor: 10%
Dòng 1:
Đầu tiên, ta nạp $500 vào tài khoản thì $500 ấy sẽ vào ngay Cash. Do chưa có mua cổ phiếu nào nên P/L và Total Margin bằng 0. Net Equity = Cash + P/L = $500. Trading Resource = Net Equity – Total Margin = $500.
Dòng 2:
Bắt đầu mua 100 cổ phiếu BAC với giá $14. Như vậy có phải sẽ cần đến $1.400 ? Hoàn toàn không ! Do Margin Indicator là 10%, vì thế chỉ cần $140 là có thể sở hữu cổ phiếu có giá trị tới $1.400. Như vậy Total Margin bây giờ sẽ là $140. Commision là $15, vì thế Cash = $485. Net Equity = Cash + P/L = 485. Trading Resource = Net Equity – Total Margin = $345. (P/L = 0, xem như không tính spread)
Dòng 3:
Giả sử BAC lên tới $15. Vậy ta đã có lợi nhuận P/L = $100. Total Margin cũng tăng lên tới $150. Net Equity = Cash + P/L = 585. Trading Resource = Net Equity – Total Margin = $435.
Dòng 4:
Ngay lập tức, ta muốn bán ngay để bảo vệ lợi nhuận. Như vậy P/L bây giờ sẽ được chuyển vào Cash và đừng quên trừ commision. Cash = $570. Total Margin bây giờ cũng bằng 0. Net Equity = Cash = Trading Resource = $570
Thông tin của một CFD
Mỗi CFD sẽ có các thông tin khác nhau về thời gian giao dịch, Margin Indicator, commision. Như vậy, trước khi mua một CFD ta cần hiểu rõ những thông tin đó. Sau khi tìm được CFD, click vào chữ i để hiển thị các thông tin của nó.
Minimum Size : số lượng CFD tối thiểu có thể mua
Maximum Size : số lượng CFD tối đa có thể mua
Long only: nếu cho phép bán khống thì chỗ này là No
Margin Factor: phần trăm vốn tối thiểu cần có để sở hữu CFD
Commision: 2 cent/CFD, tối thiểu $15
Leave a Reply