Tổng kết chứng khoán Việt Nam trong năm 2017
Trong một thời gian ngắn vừa qua, chúng ta đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ ở thị trường Việt Nam. Thay vì những năm trước đây, thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ hầu như đi ngang và không tăng trưởng mạnh, nhưng chỉ riêng năm 2017 thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng trưởng lên tới 60% chỉ sau 1 năm. Có ba lý do chính ảnh hưởng làm cho thị trường tăng trưởng mạnh trong thời gian vừa qua, đó là: chu kỳ tăng trưởng, chu kỳ kinh tế; quỹ đầu tư nước ngoài và sự xuất hiện của chứng khoán phái sinh. Bạn có thể xem thêm tại video này.
Điều này đã làm cho những cơ hội mới xuất hiện. Khi mới bắt đầu, chưa nhiều người có sự hiểu biết về sản phẩm mói, đó là chứng khoán phái sinh nên giá còn rất thấp so với giá trị thực của nó. Nhờ nắm bắt đúng thời điểm và có sự hiểu biết sớm về các sản phẩm mới trên thị trường CKVN, có thể giúp bạn kiếm được 229% chỉ sau 6 tháng nhờ đầu tư vào hợp đồng tương lai.
Chứng quyền là gì?
Không dừng lại ở đó, tiếp nối hợp đồng tương lai, năm 2018 này sẽ là năm xuất hiện thêm một sản phẩm tài chính mới nữa trên thị trường. Đó là Chứng Quyền (viết tắt CW).
Chứng quyền mang lại nhiều cơ hội kiếm tiền trên thị trường, khả năng đem lại mức lợi nhuận cao so với số vốn ban đầu và rủi ro được giới hạn.
Vậy chứng quyền là gì?
Chứng quyền xuất hiện ở Việt Nam đầu tiên là chứng quyền mua. với tài sản cơ sở là cổ phiếu, thực hiện quyền theo kiểu Châu Âu và thanh toán tại ngày đáo hạn bằng khoản tiền chênh lệch.
Chứng quyền là quyền mua hoặc bán tài sản cơ sở tại một mức giá xác định trước tại một thời điểm cụ thể.
Đối với chứng quyền mua, NĐT chỉ cần tiền ra mua quyền phí ban đầu để có được quyền sở hữu chứng khoán cơ sở với mức giá xác định trước tại thời điểm đáo hạn của chứng quyền. Nếu chứng khoán cơ sở tăng giá cao hơn so với mức giá thanh toán chứng quyền thì NĐT sẽ nhận được tiền lợi nhuận là chênh lệch giữa 2 mức giá này.
Ngược lại, dù cho giá của chứng khoán cơ sở giảm tới mức nào đi nữa thì khoản lỗ tối đa của NĐT chỉ mất là khoản quyền phí bỏ ra ban đầu.
Hay nói cách khác, bạn có thể kiếm được lợi nhuận tối đa khi bạn dự đoán đúng xu hướng của cổ phiếu và bạn sẽ giới hạn thua lỗ trong một mức đã xác định trước khi bạn đoán sai xu hướng.
Ngoài ra, bạn còn có thể giao dịch, mua bán chứng quyền trên HOSE, tương tự như giao dịch cổ phiếu khi chứng quyền đó chưa đến thời gian đáo hạn. Biến động giá của chứng quyền sẽ bám sát biến động giá của chứng khoán cơ sở.
Lợi thế của chứng quyền:
- Chứng quyền có tỉ lệ đòn bẩy cao, vì vậy tỉ lệ lợi nhuận cũng cao hơn so với đầu tư cổ phiếu
- Mức lỗ tối đa được xác định trước và không bị margin call. Không cần nạp thêm tiền khi thị trưởng giảm điểm mạnh
- Giao dịch dễ dàng giống như mua/bán cổ phiếu
- Vốn đầu tư ban đầu thấp, chỉ bằng 10% so với giá cổ phiếu
- Không bị phí vay đòn bẩy
So sánh đầu tư cổ phiếu và chứng quyền:
Trường hợp 1: Đầu tư vào cổ phiếu
Bạn mua cổ phiếu VNM tại giá 100.000.
1) Nếu 6 tháng sau, cổ phiếu VNM tăng lên 150.000 thì lợi nhuận bạn đạt được trên mỗi cổ phiếu là 50.000, hay nói cách khác là bạn đã tăng trưởng 50% so với số số tiền đầu tư ban đầu bỏ ra.
2) Nếu 6 tháng sau, cổ phiếu VNM giảm chỉ còn 50.000 thì bạn lỗ mỗi cổ phiếu là 50.000, hay nói cách khác bạn đã mất 50% trên số số vốn ban đầu bỏ ra.
Trường hợp 2: Đầu tư vào chứng quyền
Bạn quyết định đầu tư vào chứng quyền của VNM, với mỗi chứng quyền của VNM có quyền phí là 10.000, và bạn có quyền mua cổ phiếu VNM tại mức giá 100.000 trong thời gian đáo hạn sau 6 tháng.
1) 6 tháng sau, giá của VNM tăng lên 150.000, chênh lệch giá so với quyền mua cổ phiếu VNM là 50.000, bạn mất đi quyền phí là 10.000. Còn lại lợi nhuận 40.000 trên 10.000 quyền phí bỏ ra, đó là 400% lợi nhuận.
2) 6 tháng sau, giá của VNM giảm còn 50.000, số tiền tối đa mà bạn mất đi chính là quyền phí 10.000.
Như vậy chứng quyền giúp cho NĐT đạt được lợi nhuận tối đa khi cổ phiếu tăng trưởng và mức lỗ tối đa đã được xác định và không bị margin call, không cần bù thêm tiền khi thị trường giảm.
Nguyễn Minh Dũng
Leave a Reply