Phương pháp CANSLIM là phương pháp mà nhà đầu tư vĩ đại William J’Oneil rút ra được từ các cổ phiếu tăng giá vĩ đại nhất lịch sử thị trường chứng khoán Mỹ. CANSLIM là một từ viết tắt và mỗi chữ cái đại diện cho mỗi đặc điểm của một cổ phiếu vĩ đại. Một số lời khuyên của ông rất hữu ích trong quyển sách Làm giàu qua chứng khoán
Xuất thân là một người môi giới chứng khóan, William J. O’Neil trở thành một nhà kinh doanh thành công tại Mỹ chiến lược kinh doanh chứng khoán CANSLIM khá nổi tiếng. Ông là người sáng lập tờ Investor’s Business Daily và viết nhiều sách nổi tiếng về đầu tư và kinh doanh cổ phiếu.
22 nguyên tắc chủ đạo của phương pháp CANSLIM
- Đừng mua cổ phiếu giá rẻ. Hãy tránh những hàng hoá “phế thải”.
- Hãy mua những cổ phiếu có lợi nhuận trên cổ phần ( EPS ) tăng đều trong 3 năm gần nhất,mỗi năm ít nhất là 25%, và lợi tức trong năm tới tiếp tục cao hơn ít nhất 25%. Đa số cổ phiếu tăng tiến cũng phải có tỉ lệ vòng vay vốn hàng năm cao hơn ít nhất là 20% so với EPS.
- Đảm bảo cổ tức tăng mạnh trong 2 hoặc 3 quý gần nhất. Hãy tìm kiếm những tỉ lệ tăng trưởng ít nhất là 25%-30%. Trong giai đoạn thị trường tăng trưởng, hãy tìm những tỉ lệ tăng trưởng EPS từ 40%-500% ( Càng cao càng tốt ).
- Tìm những công ty có tỉ lệ tăng trưởng doanh số cao dần trong 3 quý gần nhất hoặc danh số quý gần nhất tăng ít nhất 25%.
- Mua cổ phiếu có lợi suất trên vốn cổ phần ( ROE ) từ 17% trở lên. Những công ty tốt nhất sẽ có lợi suất từ 25% – 50%.
- Đảm bảo lợi nhuận sau thuế của quý gần nhất tăng lên và gần đạt mức số dư sau thuế cao nhất trong lich sử của cổ phiếu đó.
- Đa số cổ phiếu phải nằm trong 5 hoặc 6 phân khúc công nghiệp dẫn đầu.
- Đừng mua cổ phiếu dựa trên cổ tức hoặc tỉ số P/E. Hãy mua vì nó là công ty số 1 trong lĩnh vực của nó về mặt tăng trưởng lợi tức và doanh số, ROE, số dư lợi tức, và tính ưu việt của sản phẩm.
- Quy mô vốn không thành vấn đề, nhưng đa số cổ phiếu của bạn phải được giao dịch với khối lượng bình quân hàng ngày từ vài trăm nghìn cổ phần trở lên.
- Học cách đọc biểu đồ và nhận ra những nền tảng thích hợp và điểm mua đúng. Sử dụng cả biểu đồ ngày lẫn biểu đồ tuần để nâng cao khả năng lựa chọn cổ phiếu và xác định thời gian của bạn. Mua cổ phiếu khi chúng vừa đột phá khỏi nền tảng vững chắc với khối lượng giao dịch tăng ít nhất 50% so với mức bình quân hàng ngày.
- Hãy mua cân đối tăng, chứ đừng cân đối giảm, và cắt bỏ mọi cổ phiếu thua lỗ khi nó xuống thấp hơn giá mua 7 hoặc 8%, tuyệt đối không có ngoại lệ.
- Hãy lập cho mình những quy tắc khi nào cần bán ra để xác định lúc bán.
- Đảm bảo cổ phiếu của bạn được ít nhất một hoặc hai quỹ tốt nhất mua vào trong quý vừa rồi. Bạn cũng sẽ muốn cổ phiếu của mình có số lượng tổ chức bảo trợ tăng lên trong vài quý gần đây.
- Công ty phải có một sản phẩm hoặc một dịch vụ tuyệt vời bán rất chạy. Nó cũng phải có một thị phần rộng rãi để bán sản phẩm và có cơ hội tiếp tục nâng cao doanh số trong tương lai.
- Thị trường chung phải nằm trong xu hướng tăng.
- Tránh đa dạng hoá và mức hoặc phân phối vốn bất hợp lí.
- Ban lãnh đạo công ty phải sở hữu cổ phiếu của công ty đó.
- Tìm kiếm những công ty mới mẽ, mới nổi lên gần đây thay vì đầu tư vào các công ty lớn, nặng nề, trì trệ.
- Hãy quên đi niềm kiêu hãnh và cái tôi của bạn; thị trường chứng khoán không biết và không cần biết bạn đang nghĩ gì. Cho dù bạn khôn ngoan đến mức nào thì thị trường luôn khôn ngoan hơn bạn. Chỉ số IQ hay trình độ học vấn cao không đảm bảo bạn sẽ thành công trên thị trường chứng khoán. Cái tôi của bạn sẽ khiến bạn trả giá rất đắt. Đừng chống lại thị trường, và đừng chứng minh rằng bạn đúng – thị trường sai.
- Hãy tìm hiểu thật nhiều về các công ty mà bạn đang sở hữu hoặc dự định mua và rút ra câu chuyện của chúng.
- Tìm hiểu những công ty đang mua thêm cổ phiếu quỹ. Tìm hiểu kỹ ban lãnh đạo của công ty đó.
- Đừng bao giờ mua cổ phiếu tại đáy hoặc trên thị trường giảm giá và đừng bao giờ mua ” cân đối giảm ”
Những lí do chủ yếu khiến nhà đầu tư đánh mất cơ hội:
- Mất niềm tin, sợ hãi, và thiếu hiểu biết. Hầu hết những cổ phiếu đại thành công đều là những công ty mới ( IPO được khoảng 6-7 năm trở lại ). Những tên tuổi mới này chính là những guồng máy tạo ra động lực phát triển, sáng tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới mang tính cách mạng cũng như đa số công nghệ mới.
- Định kiến về tỉ số P/E. Trái ngược với định kiến truyền thống, những cổ phiếu tốt nhất ít khi được bán ở tỉ lệ P/E thấp. Cũng giống như những cầu thủ giỏi nhất luôn đòi những mức lương cao nhất, những công ty tốt luôn được bán ở những tỉ số P/E cao. Sử dụng tỉ số P/E làm tiêu chuẩn lựa chọn cổ phiếu sẽ ngăn bạn mua phần lớn những mã tốt nhất.
- Không hiểu rằng những cổ phiếu dẫn dắt thực sự khởi đầu những biến động giá to lớn của chúng từ mức giá gần, hoặc tại các đỉnh giá mới, chứ không phải gần các đáy giá mới hoặc những vị trí cách xa đỉnh giá. Các nhà đầu tư thường thích mua cổ phiếu trong có vẻ rẻ vì nó có giá thấp hơn chính nó vài tháng trước, và thế là họ mua cổ phiếu trên đường đi xuống. Họ nghĩ là mình đã mua được món hời. Thật ra họ nên mua cổ phiếu đang trên đường đi lên, vừa leo lên đỉnh giá mới sau khi đột phá khỏi một nền tảng hay một khu vực ổn định giá.
- Bán ra quá sớm, vì họ bị “giũ bỏ” hoặc quá ham thu lợi sớm, để rồi vất vả mua lại cổ phiếu do tiếc rẻ. Họ cũng thường bán ra quá trễ, để một thua lỗ nhỏ trở thành một khoản lỗ khổng lồ vì không cutloss.
Sưu tầm
Leave a Reply