Luật phá sản của ngân hàng mới nhất

Nguyễn Minh Dũng 17/10/2018
Luật phá sản của ngân hàng mới nhất

Đó là Luật Phá Sản Ngân Hàng ban hành ngày 15/01/2018.
Có thể các thông tin này không mới nhưng nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi cũng như rủi ro cho các cá nhân có gửi tiền tại các Ngân hàng có nguy cơ bị Phá sản.
Các anh chị Tham khảo thật kĩ nhé.

LUẬT PHÁ SẢN NGÂN HÀNG MỚI NHẤT

Luật phá sản ngân hàng mới nhất đã chính thức có hiệu lực từ ngày 15/01/2018, người tiêu dùng và cả ngân hàng đều cần trang bị cho mình những phương án giải quyết riêng nếu tình trạng đó xảy ra. Nhưng, bạn đã hiểu hết về luật phá sản ngân hàng mới này chưa?

Những ngân hàng nào có thể thông báo phá sản?

Theo luật phá sản ngân hàng mới được Quốc Hội thông qua ngày 20/11/2017 và có hiệu lực từ ngày 15/01/2018 thì những ngân hàng yếu kém và những ngân hàng đặc biệt sẽ được phép công bố phá sản sau khi thực hiện các biện pháp cứu vãn như tái cơ cấu, sáp nhập…

Những ngân hàng yếu kém là những ngân hàng trên cơ bản vẫn hoạt động được nhưng lợi nhuận có xu hướng giảm dần và không thể khắc phục, ngân hàng yếu kém có lượng vốn chủ sở hữu dương. Ngược lại, những ngân hàng đặc biệt là những ngân hàng hoạt động những lợi nhuận quá thấp, thậm chí bị âm vào vốn chủ sở hữu. Tức là, ngân hàng đặc biệt hiện tại hoạt động không hiệu quả.

Đối với luật phá sản ngân hàng mới này, quyền lợi của người tiêu dùng được đảm bảo ngay cả khi người tiêu dùng gửi hoặc chỉ sử dụng dịch vụ cơ bản của ngân hàng. Trong trường hợp ngân hàng tuyên bố phá sản thì những ngân hàng nhà nước sẽ thu mua lại với chi phí được cho là khá hời.

NGƯỜI TIÊU DÙNG NÊN LÀM GÌ KHI NGÂN HÀNG THÔNG BÁO PHÁ SẢN?

Như đã nói, người tiêu dùng luôn được đảm bảo quyền lợi ngay cả khi ngân hàng tuyên bố phá sản. Tuy nhiên, trên thực tế để có thể tuyên bố phá sản ngân hàng cần trải qua khá nhiều giai đoạn tái cơ cấu, sáp nhập, thu mua… tùy vào quyết định của ngân hàng. Thời gian để tuyên bố phá sản cũng thường kéo dài từ 3-4 năm do đó trong thời gian này các khách hàng của ngân hàng sẽ được thông báo.
Trường hợp khách hàng vẫn còn đang sử dụng dịch vụ cũng như gửi tiền tại ngân hàng cho đến giây phút cơ quan chức năng có quyền hạn tối cao tuyên bố phá sản thì chỉ được bồi thường 75 triệu. Tất nhiên, đa số khách hàng trong quá trình tái cơ cấu thì đã hoàn tất thủ tục quyền lợi của mình.

Thông thường, trường hợp này xuất hiện ở các trường hợp mà công dân Việt Nam gửi tiền tại các ngân hàng Việt Nam nhưng sinh sống chủ yếu ở nước ngoài không thể về Việt Nam ngay được. Trường hợp này cũng sẽ được áp dụng theo quy định trên tức, người gửi tiền chỉ được đền bù thiệt hại là 75 triệu đồng.

Hiện tại, có một vài ngân hàng đang trong tình trạng yếu kém và đặc biệt như ngân hàng Đông Á, nguy cơ này có thể sẽ ập đến với Eximbank. Tuy nhiên, nếu thành công với đề án tái cơ cấu thì Eximbank có thể sẽ thay tên đổi chủ và tiếp tục hoạt động như bình thường.

Trên đây là một số điểm đáng chú ý trong luật phá sản ngân hàng mới nhất đã bắt đầu có hiệu lực. Thiết nghĩ rằng, luật phá sản ngân hàng đã phần nào khắc phục được một số tình trạng xấu hiện nay.

Nguồn: luattaichinh